Header Ads

NHẬT BẢN NỀN KINH TẾ "KHỔ HẠNH" CÓ NHỮNG KỶ LỤC NHẤT THẾ GIỚI

NHẬT BẢN NỀN KINH TẾ "KHỔ HẠNH" CÓ NHỮNG KỶ LỤC NHẤT THẾ GIỚI

NHẬT BẢN NỀN KINH TẾ "KHỔ HẠNH" CÓ NHỮNG KỶ LỤC NHẤT THẾ GIỚI

Còn 2 tháng nữa là hết năm 2015, thì dữ kiện phân tích kinh tế tại thị trường NASDAQ cho thấy hết năm 2015 này thì 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới thay đổi ngôi quá nhanh, Nhật vẫn ở thứ hạng 3. Cụ thể, năm 2014, thì 10 nền kinh tế có sản lượng GDP lớn nhất thế giới xếp theo thứ tự là: Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Brazil, Italy, India và sau cùng là Nga. Năm 2015, thì Ấn Độ vượt Brazil, và Ấn Độ xếp sau Pháp, và đứng trước Brazil, Italy, Canada. Riêng nước Nga bị rơi xuống vực thẳm và biến mất khỏi danh sách những cường quốc kinh tế, do giá dầu giảm giá và Nga tham chiến Ukraine, Syria vì nhiều lý do,...

Trên thế giới rất hiếm một quốc gia nào có tinh thần chịu đựng khổ hạnh như Nhật. Kinh tế Nhật hiện nay tạo ra sản lượng GDP là 4.601,46 tỷ USD, chiếm 7,42% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là sản lượng kinh tế GDP của Nhật lớn gấp gần 25 lần sản lượng kinh tế của VN. Tính từ năm 1960, sản lượng GDP của Nhật chỉ đạt 44,30 tỷ USD, và mức cao nhất mọi thời gian là 5.954,48 tỷ USD vào năm 2012.

Thực tế sản lượng GDP của Nhật đã không tăng chút nào đáng kể tính từ thời gian năm 2003-2015. Năm 2003, sản lượng GDP của Nhật khoảng 4,3 ngàn tỷ USD, của TQ là khoảng gần 1,7 ngàn tỷ USD. Bây giờ sau 11 năm, GDP của Nhật chỉ tăng được hơn 300 tỷ USD một chút, nhưng năm 2015, GDP Nhật được dự đoán chỉ đạt 4,2 ngàn tỷ USD, thấp hơn 100 tỷ USD so với 12 năm trước. Giai đoạn bắt đầu "thập kỷ mất mát" (lost decade) của Nhật kể từ tháng 12/1989, khi chỉ số chứng khoán Nikkei 225 chuyên theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật đạt được cái đỉnh cao nhất mọi thời gian của nó là 38.915,87 điểm, việc này dẫn đến các ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất hạ nhiệt thị trường chứng khoán và đã gây ra vỡ bong bóng tài sản, và một năm sau nó đưa kinh tế Nhật rơi vào "lost decade" và nạn giảm phát kéo dài mấy chục năm.

Năm 1991, Nhật bị suy thoái kinh tế và hạ lãi suất tới số không khiến tư bản tài chính Nhật chảy ra nước ngoài kiếm lời theo kiểu khí cụ đầu tư "carry trade". Đến năm 1995 Nhật lãnh trận động đất Kobe, thì Nhật rút tư bản tài chính từ nước ngoài về tái thiết đất nước, và người Nhật vẫn vượt qua mà không than thở. Năm 2010 khi GDP tăng mạnh 3%, một mức tăng nhanh nhất trong 20 năm. Nhưng thật bất hạnh, trong năm 2011 Nhật lại lãnh thêm trận động đất sóng thần và thảm họa hạt nhân nhà máy điện đã khiến tư bản Nhật ở ngoài để rút tiền về tái thiết lần thứ hai trước đó là Nhật lãnh trận động đất Kobe năm 1995.

Tuy bị nhiều khổ hạnh vì thiên tai, nhưng Nhật vẫn là nước tích lũy nhiều tài sản và là chủ nợ của nhiều nước. Tính đến hết tháng 9/2015, Nhật có một rổ dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai trên thế giới lên đến 1.249 tỷ USD chỉ xếp sau TQ. Nếu tính theo số dân số người lao động thì Nhật mới là nước có kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, Nhật cũng có kho dự trữ bằng vàng của cũng khá lớn lên đến 765,20 tấn vàng.

Nhật Bản là nước có tỷ lệ nợ so với GDP lớn nhất thế giới. Các chủ sở hữu nợ lớn nhất của họ là các ngân hàng Nhật Bản và dân chúng, nên Nhật không cần lo lắng về mức lãi suất cao hơn theo yêu cầu của người cho vay. Thực tế đối với Nhật, họ nợ như vậy là cực thấp chứ không in tiền xài bừa phứa, mặc dù họ cần rất nhiều tiền để tái thiết đất nước bị thiên tai, họ không xài lãng phí, bởi các khoản nợ khổng lồ đó đã được tích lũy trong nhiều thập kỷ. Nhật không lo vỡ nợ công, là bởi vì các khoản nợ của Nhật đều do Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) và dân chúng Nhật sở hữu. Điều đó có nghĩa là mọi quyết định về lãi suất là do BoJ quyết định chứ không phải các tổ chức cho vay nước ngoài quyết định lãi suất.

Cụ thể, trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ thường được gọi tắt là trái phiếu chủ quyền. Năng suất theo yêu cầu của các nhà đầu tư để vay vốn cho các chính phủ nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả của Nhật là siêu thấp, hiện nay chỉ có 0,31%. Tuy xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings đánh giá các khoản nợ trái phiếu của Nhật ở mức rất tệ đó là A+, để đánh giá uy tín trái phiếu của Nhật Bản, vì thế nó có tác động lớn đến chi phí đi vay cao của Nhật, nhưng thực tế lại không có tác dụng là mấy, bởi Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings không quản lý các khoản vay của Nhật, vì Nhật nợ Nhật chứ không nợ nước ngoài.

Đối với lãi suất chỉ đạo, hay lãi suất chính thức của BoJ là lãi suất chiết khấu tại Nhật là 0%, nó được giữ ở mức thấp và lâu kỷ lục nhất thế giới vào tháng 2/1999 cho tới nay, thật bất hạnh cho người gửi tiền ký thác mà không có lời. Tất nhiên, lãi suất cho vay nó không phải nằm ở con số 0% như Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 tại VN, có một chuyên gia kinh tế VN so sánh lãi suất cho vay của Nhật ở số 0%. Thực tế khi tính toán giá trị tài sản của Toyota Motor Corp (NYSE: TM), yết giá chứng khoán bằng đồng USD tại Mỹ, và Toyota Motor Corp (TYO: 7203) tại Tokyo Stock Exchange, yết giá bằng đồng yên Nhật (JPY), thì cho thấy, lãi suất cho vay được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân vay là 1,15%.

Hiện nay, theo tính toán của giới đầu cơ tài chính để biết thực sự TQ đang nắm giữ bao nhiêu tài sản của Mỹ thì trong tháng 6/2015, Trung Quốc nắm giữ tài sản lớn nhất của Mỹ, họ nắm giữ 1.712 tỷ USD chứ không phải con số 1.400 tỷ USD mà báo chí công bố, họ năm giữ tài sản Mỹ bằng nhiều ngả đầu tư như trái phiếu khi bạc Mỹ, trong khi Nhật nắm giữ 1.197 tỷ USD, đến tháng 10/2015, TQ bán trái phiếu kho bạc Mỹ đi đâu không ai biết, nhưng họ hiện quản lý trái phiếu kho bạc Mỹ cũng bằng Nhật mà thôi. Trước năm 2007, Trung Quốc chỉ xếp thứ 3, sau Nhật và Anh quốc, họ mới là chủ sở hữu nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ chứ không phải TQ

Nền kinh tế của Nhật Bản giữ vai trò quan trọng đối với chính sách tiền tệ của Mỹ, là bởi vì các ngân hàng Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của trái phiếu kho bạc Mỹ sau nhiều năm cho đến khi Trung Quốc thay thế Nhật trong năm 2008. Cả Nhật Bản và Trung Quốc thực hiện điều này để giữ giá trị đồng tiền thấp so với đồng USD của họ. Họ giữ tỷ giá như bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ, làm hạn chế nguồn cung đồng USD. Điều đó giúp xuất khẩu của họ có giá rẻ dễ cạnh tranh, và giúp cho đồng USD của Mỹ không bị mất giá khi Mỹ in tiền bơm vào nền kinh tế mà cũng không gây ra lạm phát.

Nhật cũng là nước hiếm hoi duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số lại thấp GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của nước đó, được điều chỉnh bởi lạm phát, cũng như bởi dân số. Cụ thể, GDP bình quân đầu người PPP của dân Nhật trong năm 2014 là 35.634,97 USD. Trong khi thu nhập GDP bình quân đầu người của dân Nhật lại cao là 37.595,18 USD.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.