Header Ads

Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu, cách mua bán như thế nào để đảm bảo an toàn?

Đấu Trường Tài Chính chia sẻ tới Quý nhà đầu tư những câu hỏi và kinh nghiệm trước khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp:

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán xác nhận Người sở hữu trái phiếu đang cho Doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay.

Khi bạn mua trái phiếu do một doanh nghiệp phát hành, bạn là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán gốc và lãi khoản vay theo các cam kết được quy định rõ khi phát hành trái phiếu.

Trái phiếu có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và ít rủi ro mất vốn hơn cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm rất hữu ích giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn khi quản lý tài sản.

2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

➢ Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: là các trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung (HSX hoặc HNX). Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của Sở GDCK niêm yết.

➢ Trái phiếu doanh nghiệp OTC: là việc gọi tắt các trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over the Counter – OTC). Việc giao dịch trái phiếu sẽ được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”.

3. Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Đối với cơ quan nhà nước
➢ Huy động các nguồn lực xã hội phát triển kinh tế
➢ Giảm áp lực tăng trưởng tín dụng lên hệ thống ngân hàng

Đối với nhà đầu tư
➢ Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm
➢ Có thể mua đi bán lại, lãi suất thực nhận theo thời gian đầu tư
➢ An toàn hơn cổ phiếu, được ưu tiên thanh toán trước cổ đông
➢ Lãi suất trái phiếu thanh toán định kỳ có thể tái đầu tư
➢ Ngoài lãi suất, trái phiếu có thể có thêm lãi giá vốn nếu giá trái phiếu tăng

Đối với doanh nghiệp
➢ Đa dạng hóa kênh huy động, giảm phụ thuộc vào ngân hàng
➢ Nhận tiền một lần phù hợp thực hiện các dự án dài hạn
➢ Tăng độ nhận diện đến cộng đồng đầu tư

4. So sánh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm

Sự khác biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm

➢ Rủi ro lớn nhất khi gửi tiền ở ngân hàng là ngân hàng phá sản, nhà đầu tư sẽ bị mất tiền gửi tại ngân hàng hoặc sự mất giá của đồng tiền (lạm phát).

➢ Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, rủi ro lớn nhất là doanh nghiệp không trả được nợ (bao gồm doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và phá sản) dẫn đến việc nhà đầu tư bị mất tiền cho vay.

➢ Tính tới thời điểm hiện tại, rủi ro phá sản của ngân hàng thường thấp hơn doanh nghiệp, do việc phá sản của ngân hàng được Nhà nước kiểm soát đặc biệt nhằm dàm bảo quyền lợi của người gửi tiền, tránh đổ vỡ hệ thống và mất ổn định xã hội. bù lại lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thường cao hơn lãi suất tiết kiệm.

➢ Trái phiếu có tính linh hoạt và cho tỷ suất lợi nhuận tiềm năng cao hơn tiền gửi. Khi gửi tiết kiệm, nếu cần tiền trước hạn nhà đầu tư phải tất toán sổ tiết kiệm và chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Khi đầu tư trái phiếu, nếu cần tiền nhà đầu tư có thể bán lại cho nhà đầu tư khác và vẫn được hưởng mức lãi suất theo giá thị trường cho thời gian nắm giữ trái phiếu.

Sự khác biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu

➢ Khi đầu tư vào cổ phiếu, bạn là cổ đông của doanh nghiệp. Lợi nhuận của việc đầu tư cổ phiếu đến từ chênh lệch giá và cổ tức. Nếu giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư sẽ chịu lỗ về giá vốn.

➢ Khi đầu tư vào trái phiếu, bạn là chủ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi trái phiếu theo đúng cam kết cho nhà đầu tư. Nếu không may không trả được nợ, doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên thanh lý tài sản để trả cho các chủ nợ trước khi trả cho cổ đông. Khi đó, người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu.

➦ Khi đầu tư trái phiếu, dù doanh nghiệp có lãi gấp nhiều lần thì lợi nhuận của nhà đầu tư vẫn không thay đổi. Nhà đầu tư chỉ nhận được lãi suất cố định mà doanh nghiệp đã cam kết khi phát hành trái phiếu. Nhà đầu tư không thực sự được hưởng lợi khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng như khi năm giữ cổ phiếu. Do vậy, khi đầu tư trái phiếu việc đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp không quan trọng bằng việc liệu doanh nghiệp có khả năng chắc chắn trả nợ hay không.


5. Đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp

Ngoài việc nắm rõ khái niệm, nhà đầu tư muốn có cách mua bán trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả cần nắm rõ các đặc điểm chính của loại chứng khoán này. Cụ thể về đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Đối tượng trái phiếu
➢ Doanh nghiệp phát hành: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập hợp pháp tại Việt Nam
➢ Người mua trái phiếu doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia đầu tư. Tuy nhiên, những đối tượng này phải nắm rõ cách mua bán trái phiếu doanh nghiệp hạn chế được rủi ro đầu tư qua đánh giá, đồng thời chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình.

Kỳ hạn trái phiếu
➢ Yếu tố này do doanh nghiệp phát hành quyết định, dựa theo nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và diễn biến thị trường
➢ Kỳ hạn phát hành thể hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Khối lượng trái phiếu được phát hành
➢ Khối lượng này được quyết định theo từng đợt dựa vào nhu cầu dùng vốn và khả năng hoạt động của doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

Đồng tiền phát hành và thanh toán
➢ Khi trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam
➢ Khi trái phiếu được phát hành ở thị trường nước ngoài, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định thị trường phát hành
➢ Đồng tiền sẽ được sử dụng nhằm thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại các đồng tiền phát hành.

Mệnh giá trái phiếu
➢ Mệnh giá của trái phiếu được phát hành ở thị trường trong nước là 100.000 đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam
➢ Mệnh giá của trái phiếu phát hành ở thị trường quốc tế thực hiện theo quy định của thị trường phát hành.

Hình thức của trái phiếu
➢ Chứng chỉ
➢ Bút toán ghi sổ
➢ Dữ liệu điện tử.

Doanh nghiệp phát hành là đối tượng trực tiếp quyết định hình thức trái phiếu ở mỗi đợt phát hành theo quy định của thị trường.

Lãi suất danh nghĩa
Các doanh nghiệp quyết định mức lãi suất cho từng đợt phát hành trái phiếu sao cho phù hợp với khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp thường lựa chọn một trong các phương thức sau để xác định lãi suất danh nghĩa trái phiếu: 
➢ Lãi suất cố định được dùng cho cả kỳ hạn
➢ Lãi suất thả nổi
➢ Dùng cả hai phương thức – lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

Loại hình trái phiếu
Trái phiếu có đảm bảo: Đây là loại hình trái phiếu được đảm bảo thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc. Lãi thanh toán đến hạn được tính bằng tài sản doanh nghiệp phát hành, hoặc tài sản bên thứ ba, hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
Trái phiếu không đảm bảo: Đây là loại hình trái phiếu không có kèm tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba khi phát hành. Trái phiếu này phát hành dựa vào thương hiệu và độ uy tín của chủ thể phát hành.


6. Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?

Có 2 hình thức uy tín nhất bạn có thể lựa chọn sản phẩm đầu tư:

Hình thức 1: Mua trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán

Nơi đầu tiên mà bạn có thể tin tưởng và thực hiện giao dịch mua trái phiếu là trên các công ty chứng khoán lớn trong thị trường (ví dụ: SSI, VNDirect, Techcombank, TPBank, Vietcombank, Vietinbank,...). Các doanh nghiệp sẽ niêm yết trái phiếu ngay trên sàn để nhà đầu tư có thể thuận lợi sở hữu. Do đó trái phiếu sẽ phải vượt qua được những kiểm định khắt khe về tình hình kinh doanh, thông tin công ty để được niêm yết.

Vì thế bạn sẽ có thể dễ dàng mua được trái phiếu doanh nghiệp thông qua trung gian hoặc mua từ các trái chủ khác.

Hình thức 2: Mua trái phiếu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành

Bạn có thể mua trái phiếu ngay tại doanh nghiệp, công ty phát hành để đảm bảo chất lượng vì có một số doanh nghiệp sẽ tự bán trái phiếu của mình.

➦  Khi bạn đã chọn được doanh nghiệp mà mình muốn góp vốn đầu tư, hãy tìm hiểu kỹ rằng họ có đang phân phối trái phiếu qua kênh nào. Và khi mua bán trái phiếu, bạn cũng nên ưu tiên chọn lựa những sàn giao dịch chứng khoán lớn và nhà tư vấn đầu tư trái phiếu uy tín (ví dụ: độ ngũ tư vấn ĐTTC) để tránh những rủi ro không mong muốn, cũng như có người đồng hành cùng bạn trên hành trình đầu tư.
Cách mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Bạn có thể mua trái phiếu doanh nghiệp trên sàn chứng khoán hoặc tại doanh nghiệp phát hành (Nguồn: Internet)

Việc mua bán và chuyển nhượng trái phiếu cần được thực hiện đầy đủ giấy tờ, thủ tục để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán.


7. Cách mua trái phiếu doanh nghiệp uy tín

Vậy bạn nên mua như thế nào là đúng cách để đảm bảo an toàn khi đầu tư?

➤ Nhà đầu tư sẽ không thể biết được doanh nghiệp sử dụng vốn huy động vào việc gì và hoàn toàn không có quyền can thiệp. Do đó bạn nên lựa chọn mua tại doanh nghiệp phát triển tốt và tiềm năng để có thể thu được đầy đủ vốn lẫn lời khi đáo hạn đầu tư.
➤ Đánh giá doanh nghiệp có phát triển tốt hay không thì bạn sẽ cần dựa vào báo cáo tài chính định kỳ.
➤ Đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp, công ty sẽ cần dựa vào độ uy tín và cách quản lý của ban lãnh đạo, hội đồng quản trị trước khi quyết định mua.
➤ Trái phiếu thường sẽ được niêm yết giá, kỳ hạn và lãi suất, nên khi mua cần phải cảnh giác với các sản phẩm “bẫy” có mức lãi suất cao bất thường của các doanh nghiệp đang khó khăn.
➤ Nhà đầu tư cần trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết về thị trường trái phiếu và tình hình doanh nghiệp.

➥ Chuẩn bị kỹ và đánh giá thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn khi mua trái phiếu doanh nghiệp hơn. Vì thế trước khi quyết định mua sản phẩm đầu tư nào, bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm đó trước để đảm bảo nguồn tiền của mình sinh lợi nhuận đều đặn và an toàn.


8. Nên mua trái phiếu doanh nghiệp nào?

Doanh nghiệp càng lớn, uy tín và có sản phẩm phổ biến thì trái phiếu của doanh nghiệp đó càng an toàn và ít rủi ro. Bởi vậy, bên cạnh trái phiếu của các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, TPBank,… thì bạn có thể cân nhắc đến việc đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp như Vingroup, Masan, Đất xanh Group, F88, Vua Nệm, Seedcom, LDG, Flamingo, Đất Xanh Miền Nam, Golden GateCengroup, Con Cưng,

Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo trên các sàn giao dịch chứng khoán để có thêm gợi ý về những doanh nghiệp có thể đầu tư trái phiếu. Ngoài ra, hãy theo dõi những chia sẻ và tham khảo lời khuyên của của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các môi giới chuyên nghiệp thị trường trái phiếu OTC về hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp để có được sự đầu tư đúng đắn nhất.



9. Hướng dẫn bán trái phiếu doanh nghiệp

Khi bạn đang sở hữu trái phiếu doanh nghiệp chưa đến kỳ đáo hạn mà muốn thu lại vốn. Vậy phải làm thế nào? Bên cạnh việc mua và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, bạn cũng cần hiểu và biết cách thực hiện việc bán lại trái phiếu trong những trường hợp như vậy.

Bán trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?

Thông thường việc bán trái phiếu sẽ được thực hiện trên các sàn chứng khoán. Tại đây bạn có thể đặt lệnh và chờ cho đến khi có người đặt lệnh mua lại trái phiếu của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng đầu tư chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu hoặc thông qua những người môi giới trái phiếu có kinh nghiệm và mạng lưới khách hàng rộng lớn để trực tiếp mua đi bán lại với nhau.

Khi nào nên bán trái phiếu doanh nghiệp?

Có nhiều trường hợp bạn có thể cân nhắc bán trái phiếu doanh nghiệp như khi cần huy động vốn cho các công việc hay mục đích khác. Ngoài ra cũng có những khi nhà đầu tư muốn chuyển đổi đầu tư sang các kênh khác như vàng, bất động sản, đầu tư kinh doanh,… Hay nhiều trường hợp chỉ đơn giản là muốn ngừng việc đầu tư sinh lời.

Với các trường hợp này, bạn hầu như có thể bán trái phiếu của mình với giá thị trường, thu lại tiền vốn mà không cần đợi đến kỳ đáo hạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc bán trái phiếu doanh nghiệp khi nhận thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không còn khả quan. Nhiều nhà đầu tư cũng lựa chọn bán trái phiếu mình đang sở hữu vì bị lỗ do tác động của lạm phát hay sự bất ổn của thị trường chứng khoán vào từng thời kỳ.


10. KẾT LUẬN
➤ Mua và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không phải là kênh đầu tư quá khó khăn đối với người mới. 
➤ Với những chia sẻ về cách mua và bán lại trái phiếu doanh nghiệp trên đây sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc bắt đầu đầu tư kênh trái phiếu, dễ dàng áp dụng và mang đến lợi nhuận cao.
Quan trọng: khi mua trái phiếu cần có một môi giới giỏi để phân tích, đánh giá doanh nghiệp, mức độ rủi ro và bám nắm thông tin doanh nghiệp để quản lý tài sản đồng hành cùng nhà đầu tư.
Có nên mua trái phiếu, trái phiếu tốt, trái phiếu có an toàn không

KẾT VỐI VỐN VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU
Quý nhà đầu tư theo dõi nắm bắt thông tin qua kênh:
➤ Fanpage Mua Trái phiếunhấn vào đây
➤ Group Cộng đồng Đầu tư Trái phiếunhấn vào đây 
➤ Tin tức thị trường và trái phiếu chào bán: nhấn vào đây
 Sản phẩm và Dịch vụ trái phiếu: nhấn vào đây

Hãy cho chúng tôi biết nhu cầu của Quý khách, chúng tôi ở đây để hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ chứng khoán (Full Services), luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc để giúp quý khách thực hiện mục tiêu của mình.

BAN THỊ TRƯỜNG OTC VÀ TRÁI PHIẾU
✪ Dương Trọng Vinh - 0975271089 - Trưởng Ban
✪ Thái Khắc Anh Trung - 0878871777
✪ Dương Trọng Phát - 0969988823
✪ Trần Vân Long - 0987572713
✪ Thái Khắc Dũng - 0866899860

------------------------------------------------
Từ khóa:
Đầu tư trái phiếu SBond SSI; Có nên đầu tư trái phiếu SBond SSI? Mua trái phiếu SBond SSI ở đâu? Cách mua trái phiếu SBond SSILãi suất trái phiếu SBond SSIBáo cáo tài chính trái phiếu SBond SSIMã chứng khoán trái phiếu SBond SSITrái phiếu tốt; Trái phiếu doanh nghiệpCác yếu tố đánh giá trái phiếu tốt; Mã trái phiếu; Hướng dẫn đầu tư trái phiếu doanh nghiệpMở tài khoản chứng khoán SSIMở tài khoản chứng khoán trực tuyếnMở tài khoản đầu tư trái phiếu SBond SSITư vấn đầu tư trái phiếu SBond SSIMua trái phiếu doanh nghiệp ở đâuTrái phiếu SBond SSITrái phiếu SSISON SSIS-ON SSIS Saving SSIS-Bond SSISBond SSI; S Products; S Note SSI; NOTES SSI; S-NOTES SSI; Các sản phẩm của SSI

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.